Mùa hè là thời điểm thời tiết nóng và khắc nghiệt nhất trong năm. Chính vì vậy, những chất liệu vải tự nhiên có khả năng làm mát cơ thể luôn được người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn nhiều nhất trong thời điểm này. Chất liệu vải Lanh được làm từ sợi của cây lanh được đánh giá là chất liệu vải mát và được ưa chuộng nhất. Vậy vải Lanh là gì? Tại sao vải Lanh lại được yêu thích như vậy? Cách sử dụng như thế nào? … Tất cả sẽ được Đệm Xinh giải đáp ngay sau đây. 

Vi Lanh là vi gì?

 

Vải lanh là một loại vải có thành phần chủ yếu từ vỏ và xơ và sợi cây lanh thiên nhiên pha trộn thêm chút sợi khác. Cây lanh được trồng ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới nhưng chất lượng lanh tốt nhất thuộc khu vực Tây Âu.

Quá trình sản xuất vải lanh mất khá nhiều công sức nhưng bù lại, đây lại là loại vải được ưa chuộng nhất, được mọi người sử dụng nhiều để may quần áo do sự mát mẻ và thoải mái trong thời tiết nóng, độ phổ biến cao. Vải lanh được yêu thích và ứng dụng nhiều nhất trong ngành công nghệ may mặc.

Chất lượng của vải lanh sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào chất lượng của cây lanh – nguyên liệu chính để sản xuất ra loại vải này.

Nguồn gốc vi Lanh


Có rất nhiều loại vải được các nhà khảo cổ tìm thấy tại các nơi có người sinh sống quanh các hồ nước ở Thụy Sĩ có nguồn gốc từ khoảng năm 8.000 trước Công nguyên.

Những sợi lanh nhuộm được các nhà khảo cổ tìm thấy trong một hang đá thời tiền sử tại Gruzia. Điều này đã củng cố giả thiết về nghiên cứu của họ rằng việc sử dụng vải lanh được làm từ các cây lanh dại đã bắt đầu từ cách đây hơn 30.000 năm trước.

Qua các nghiên cứu, có thể thấy, vải Lanh là một trong những loại vải lâu đời nhất trên thế giới. Nó đã bắt đầu từ hàng ngàn năm trước từ rơm, hạt, sợi, …  

Vải lanh còn được dùng làm tiền tệ ở Ai Cập vào thời cổ đại. Bằng chứng là vải lanh được xem là một biểu tượng của ánh sánh và sự tinh khiết và những xác ướp Ai Cập được quấn trong vải lanh để phô trương sự giàu có.

Trước đây, có một số loại vải Lanh được dệt bằng cách quay tơ tạo ra các thành phẩm có chất lượng rất tốt nhưng khá thô so với vải lanh hiện đại. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dệt vải lanh thương mại đã dần chuyển sáng Trung Quốc và khu vực Đông Âu.

Tuy nhiên, nguồn vải lanh dệt chất lượng thường xuất phát từ các quốc gia như Ý, Bỉ, Ấn Độ, Ba Lan, Thụy Điển. Loại vải lanh chất lượng cao nhất đang được sản xuất tại Hoa Kỳ dùng để bọc các vật dụng.

Vải lanh có phần sợi dài hơn so với Cotton và các loại vải tự nhiên khác.

Quy trình sản xuất


Bước 1: thu hoạch cây lanh

Cây lanh được thu hoạc thủ công bằng các nhổ toàn bộ thân cây hoặc cắt sát đất

Bước 2: giầm cây lanh

Đem thân cây lanh đi giầm tự nhiên ngay tại ruộng hoặc trong bể và bồn chứa để các vi khuẩn phân hủy chất pectin giúp gắn kết các sợi lanh với nhau. Cách giầm này diễn ra chậm nhưng an toàn. Nếu giầm thân cây lanh bằng hóa chất sẽ nhanh hơn nhưng lại gây hại cho môi trường.

Bước 3: tách và xử lý sợi lanh

Công đoạn đập thân cây lanh thường diễn ra vào tầm tháng Tám hoặc tháng Mười. Trong công đoạn này phần xơ gỗ của cây lanh sẽ bị loại bỏ qua công đoạn nghiền nát bằng con lăn kim loại. Sau đó các sợi lanh sẽ được trải ra, những sượi ngắn sẽ dùng lược tách riêng, giữu nguyên các sợi mềm và dài.

Bước 4: Dệt vải lanh

Sau khi được tách và xử lý, các sợi lanh sẽ được se sợi hoặc dệt thành vải sau đó đem tẩy trắng.

Để tạo ra màu sắc bắt mắt và họa tiết phong phú trên vải lanh phải trải qua quá trình nhuộm và in. Bước cuối cùng là kết thúc bằng việc phủ bóng cho vải.

Tính cht ca vi Lanh


Các loại vải lanh có độ bóng tự nhiên rất cao, màu sắc tự nhiên của chúng thay đổi từ màu trắng ngà, màu mộc, nâu vàng hoặc màu xám.

Ưu điểm của vải lanh

Mềm mại và mịn màng

Ưu điểm tuyệt vời nhất của vải Lanh đó chính là cho chúng ta cảm giác mát mẻ, dễ chịu nhất khi tiếp xúc, sự mịn màng. Vì thành phần không có xơ vải, vì vậy chất vải sẽ càng trở nên mềm hơn sau mỗi lần giặt. 

Khả năng hấp thụ tốt

Vải lanh có khả năng hấp thụ và xả nước nhanh chóng khi được xử lý đúng cách, có thể đạt được độ ẩm lên đến 20% mà không gây cảm giác ẩm ướt.

Độ bền cao

Bề mặt sợi vải mềm mại nhưng lại có độ bền chắc tuyệt vời. Dù sau nhiều thời gian sử dụng cũng không xảy ra hiện tượng xơ vải hoặc bị sờn. Đối với loại vải này bạn và có thể giặt khô, giặt máy hay giặt hấp và có thể chịu được nhiệt độ cao và độ co rút ban đầu vừa phải.

Kháng khuẩn và chống bụi bẩn

Vải lanh khá dễ sử dụng vì nó chống được bụi và các vết bẩn, chống nhậy và bọ thảm. Tuy nhiên, nấm mốc, mồ hôi và thuốc tẩy trắng vẫn có thể làm hỏng vải lanh.

Nhược điểm của vải Lanh

Nhược điểm dễ nhận thấy của Vải lanh có độ đàn hồi kém và không co giãn dễ dàng, do vậy mà nó dễ có nếp nhăn vì vậy vải lanh cần được ủi thường xuyên và ủi khi ẩm. Bạn có thể giặt trang phục bằng vải lanh và phơi lên móc luôn và không cần vắt khô, như thế vải sẽ tự vào nếp tự nhiên. Các sợi lanh có độ đàn hồi rất thấp, vì thế vải lanh sẽ bị đứt nếu nó bị gấp và ủi tại cùng một vị trí một cách liên tục.

Một đặc điểm gắn liền với sợi lanh là sự hiện diện của các điểm “slubs” – là các điểm gút nhỏ xảy ra một cách ngẫu nhiên dọc theo chiều dài của nó. Các “slubs” này từng được xem là những khiếm khuyết của sản phẩm, biểu hiện chất lượng thấp. Tuy nhiên, hiện nay, đó không còn  bị xem là một khiếm khuyết nữa.

Tư vn chn vi lanh và kiu may


Trên thị trường hiện  nay có rất nhiều loại vải Lanh đa dạng về màu sắc, chất liệu, họa tiết và có xuất xứ khác nhau như: lanh Nhật, lanh lụa, lanh Thái, lanh Mỹ, lanh Hàn Quốc, lanh Trung Quốc. Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn loại lanh có nguồn gốc xuất xứ mong muốn. Tuy nhiên, quý khách cũng cần hết sức lưu ý để tránh việc mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng giá thành lại cao.

Hiện tại, vải lanh có nhiều họa tiết sinh động cho bạn lựa chọn như lanh trơn, lanh thổ cẩm, lanh hoa, lanh nhung..Nhờ đến bàn tay khéo léo của những người làm vải, vải lanh đã trở nên vô cùng sinh động với nhiều màu sắc, họa tiết phong phú và thời trang.

Ứng dụng 


Ngành công nghiệp thời trang

Vải lanh thích hợp để may những kiểu váy xòe, váy chữ A hoặc dáng suông, tránh may các dáng áo ôm sát.

Đồ mặc ở nhà may bằng vải lanh mang đến không khó chọn, đa phần là tùy ý, không cần quá dày, đủ thoải mái để mặc ở nhà là được.

Nếu bạn muốn mua vải lanh để may đồ công sở hay đi dạo phố thì cần chú ý tới kết cấu sợi vải. Do tính chất của hoạt động là đi làm và đi chơi sẽ làm vải dễ bị sờn rách trong quá trình sử dụng nên cần chọn sợi dày, mịn, đanh và dai hơn đồ mặc ở nhà.

Đối với những hoạt động ngoài trời thì cần phong thái cứng cáp, chỉn chu thì cần lựa chọn vải lanh có chi tiết may cầu kì, sắc sảo hơn và vải phải đanh chắc hơn.

Các sản phẩm trang trí

Bên cạnh 70% vải lanh được ứng dụng vào ngành công nghiệp thời trang thì chất liệu này còn được sử dụng để sản xuất  các sản phẩm khác như khăn trải bàn, các loại khăn ăn; một số mặt hàng trang trí như bọc ghế sofa, trang trí cửa sổ, tấm phủ nền,…

Vải lanh cũng là một chất liệu truyền thống và đặc biệt ưa thích trong nghệ thuật tranh sơn dầu tại Hoa Kỳ.

Ứng dụng khác

Trong quá khứ, vải lanh được sử dụng làm bìa sách. Trong thời Trung cổ chất liệu này còn được dùng trong sản xuất áo giáp và lá chắn.

Bên cạnh đó vải lanh xuất xứ Ireland còn là vải bọc cho gậy chơi bida.

Loại giấy được làm từ vải lanh có độ bền và chắc chắn, đây chính là bằng chứng lý giải cho việc Hoa Kỳ và một số quốc gia khác dùng 25% vải lanh kết hợp với 75% bông để sản xuất tiền giấy của nước họ.

Cách bo qun vi lanh tt


Vải lanh là một loại vải dễ nhăn và kém bền, vì vậy cần được bảo quản tốt để có thể sử dụng lâu dài.

Nhiệt độ để là, ủi sản phẩm tốt nhất là 240 độ C.

Hạn chế việc giặt tẩy trang phục vì dễ làm vải bị rách và nhăn.

Giũ cho thẳng trước khi phơi, không cần vắt khô nước và phơi bằng móc.

Nếu giặt máy thì cần bảo quản bằng cách cho vào túi lưới để tránh rách vải.

Cất giữ sản phẩm nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

Phơi trang phục dưới bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp.

Nên sử dụng sản phẩm từ vải lanh thường xuyên để tránh bị bục, nổ, ẩm ướt do cất giữ quá lâu.

Tìm hiểu các chất liệu khác

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về vải Lanh lụa là gì tại đây

Tổng kết


Trên đây là bài viết mà https://bonghoanho.vn đã tổng hợp lại những thông tin chi tiết về vải lanh. Mong rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp các bạn sử dụng và bảo quản trang phục bằng vải lanh đúng cách hơn.